Mật ong rừng là thực phẩm quý, rất tốt cho sức khỏe mà thiên nhiên ban tặng. Nhưng cũng giống như những thực phẩm khác, chúng ta không nên làm dụng và phải sử dụng đúng cách mới phát huy được hiệu quả của nó. Đặc biệt là sử dụng cho trẻ em, các mẹ cần phải tìm hiểu kỹ thông tin, hướng dẫn trước khi cho con của mình sử dụng. Bài viết này, lamdepsuckhoe.com sẽ chỉ ra những công dụng của mật ong rừng với trẻ em và cách sử dụng sao cho hợp lý. Mời các mẹ theo dõi nhé.
Công dụng của mật ong rừng với trẻ em
1. Mật ong rừng có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao
Đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra thành phần nào của mật ong có tính kháng khuẩn. Vì thế các nhà khoa học tạm lý giải rằng, khi làm mật, loài ong đã thêm vào đó một enzyme gọi là glucose-oxidase. Enzyme này đảm bảo rằng một lượng nhỏ hydrogen peroxide (oxy già, một chất sát trùng hiệu quả) sẽ được tạo ra liên tục từ đường trong mật ong. Lượng oxy già này vừa đủ để tiêu diệt vi khuẩn nhưng không làm tổn hại đến các tế bào da. Mặt khác, do được tạo ra liên tục nên tác dụng của nó được duy trì lâu dài. Đây là những điểm vượt trội so với oxy già thông thường.
2. Giảm đau rát và nhanh chóng làm lành vết bỏng, vết thương
Sau khi xem xét kết quả 22 nghiên cứu trên động vật, các chuyên gia Đại học Waikato (New Zealand) đã kết luận rằng trong điều trị vết thương, mật ong có tác dụng sau:
– Khả năng kháng khuẩn của mật ong không những giúp loại bỏ những vấn đề nhiễm trùng đã có mà bảo vệ vết thương khỏi các nhiễm trùng cơ hội.
– Mật ong giúp loại bỏ nhanh các mô chết, ngăn ngừa các mùi khó chịu từ vết thương.
– Tác dụng kháng viêm của mật ong làm giảm phù và thu nhỏ tối đa vết sẹo
– Mật ong kích thích sự phát triển của các tổ chức hạt và biểu mô giúp vết thương mau lành.
Khi trẻ bị bỏng, bị thương ngoài da, sau khi rửa sạch vết thương bằng nước ấm, mẹ dùng mật ong bôi trực tiếp lên vết thương của bé. Sau đó dùng gạc y tế đắp lại. Chú ý thay băng gạc mỗi ngày để tránh nhiễm trùng.
3. Chữa ho và cảm lạnh
Mật ong với tính kháng khuẩn và kháng viêm cao nên có tác dụng điều trị và phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng hiệu quả. Chẳng thế mà từ xưa dân gian đã sử dụng mật ong kết hợp với một số thảo dược khác để làm bài thuốc chữa ho và cảm lạnh cho trẻ nhỏ.
Bài thuốc chữa ho với mật ong:
+ Lá hẹ hấp mật ong: Lá hẹ từ 3-5 lá, rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ cho vào bát. Sau đó cho mật ong vào ngập, đem hấp hoặc chưng cách thủy cho tới khi lá chín mềm nhuyễn. Cho bé ăn cả cái và nước sẽ có tác dụng chữa ho.
+ Mật ong hấp quất xanh: Quất xanh từ 3-4 trái, sau khi rửa sạch, mẹ cắt lát mỏng, cho vào bát đổ mật ong ngập, đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện từ 10- 15 phút. Sau đó dùng nước này cho bé uống, mỗi ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống khoảng 1-2 thìa cà phê.
+ Mật ong và gừng: Dùng 20gr củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi trộn đều với mật ong. Mẹ dùng gừng trộn mật ong cho bé ngậm từ 1-2 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần, kiên trì sẽ có tác dụng.
+ Nước cốt chanh pha với mật ong và nước ấm: Để chữa ho và cảm lạnh cho bé mẹ có thể dùng nước cốt chanh pha với mật ong và nước ấm rồi cho bé uống, trẻ sẽ hết cảm lạnh và ho. Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì đường tiêu hóa của bé còn yếu nên dễ bị ngộ độc.
4. Tăng cường enzyme cho hệ tiêu hóa của bé
Mật ong với hàm lượng enzyme tự nhiên sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé được cân bằng, phòng tránh rối loạn tiêu hóa và các vấn đề khác về đường tiêu hóa. Vì thế mẹ có thể cho bé thường xuyên uống mật ong bằng cách pha mật ong với nước sôi để nguội ở nhiệt độ 40 độ C và cho trẻ ăn trước bữa ăn 1 tiếng đồng hồ hoặc sau bữa ăn từ 2-3 giờ. Hoặc mẹ có thể chế biến mật ong chung với các món ăn khác cũng rất tốt.
6. Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
Mật ong giàu dinh dưỡng nên được xem là “thực phẩm vàng” tăng sức đề kháng cho bé, giúp trẻ phòng tránh các bệnh do thời tiết như cảm, cúm, ho và một số bệnh về đường tiêu hóa khác.
Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ thì vào mỗi buổi sáng, bạn nên pha 10ml nước ấm với 2 muỗng cà phê mật ong, sau đó cho bé uống vào trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn từ 2-3 giờ sẽ có tác dụng tốt.
Bài thuốc dân gian:
Mật ong hấp tỏi: Lấy 4-5 nhánh tỏi, bóc vỏ, đập dập rồi trộn đều với mật ong đem hấp cách thủy cho đến khi tỏi chín mềm và không còn mùi nữa là được. Mỗi ngày cho bé uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống 2 thìa cà phê.
Khi nào trẻ được uống mật ong?
Trẻ em dưới một tuổi không nên uống mật ong do sự có mặt của các nội bào tử của vi khuẩn botulinum trong mật ong, sau một tuổi nếu cần thiết thì chỉ nên uống một lượng nhỏ.
Nghiên cứu cho thấy trong đất và bụi có một loại vi trùng, mà trong quá trình ong đi lấy mật, thường mang những phấn hoa và mật có loại vi trùng này về tổ, khiến mật ong bị ô nhiễm, trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng rất dễ bị nhiễm loại vi trùng này và xuất hiện hiện tượng ngộ độc như táo bón, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
Cách cho trẻ uống mật ong an toàn và hiệu quả
Tốt nhất là pha mật ong với nước nóng dưới 40 độ C hoặc nước sôi nguội rồi mới uống, bởi vì pha loãng dễ hấp thu hơn là trực tiếp uống mật ong. Nhưng không nên pha với nước sôi, hấp hoặc nấu mật ong để uống vì nấu nóng một cách không hợp lý sẽ làm mất dinh dưỡng trong mật ong.
Thời gian cho trẻ uống mật ong cũng phải chú ý, thường là uống trước khi ăn cơm 1 tiếng hoặc sau khi ăn cơm 2-3 tiếng là tốt nhất, vì uống mật ong vào lúc này không ảnh hưởng đến bữa ăn của bé, lại có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ, khiến cho bé ăn càng ngon miệng.
Đối với những cháu ngủ không được ngon giấc, mỗi tối trước khi đi ngủ uống mật ong, có thể giúp cho bé ngủ được ngon giấc, vì mật ong có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ. Bé uống mật ong bao nhiêu là thích hợp, chủ yếu là phải căn cứ theo mục đích và nhu cầu của bé.
Thường thì mỗi ngày uống khoảng 30 gam là đủ, có thể pha với nước uống làm nhiều lần. Ngoài ra, khi bé uống mật thì không nên ăn đậu phụ và ăn hẹ, bởi vì khi uống mật ong ăn hai loại thức ăn này bé dễ bị đi ngoài.
Những điều cấm kỵ khi dùng mật ong
- Mật ong và cơm không được dùng chung vì có thể làm đau dạ dày.
- Mật ong kỵ với cây thì là nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
Mật ong không nên pha với nước đun sôi. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C. - Mật ong kỵ với hành tây: Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
- Mật ong kỵ với đậu phụ: Nếu kết hợp 2 loại này dễ dẫn đến tiêu chảy Mật ong rất kỵ với cá chép: Nếu vô tình trong món ăn nào đó, kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Xem thêm: