Có rất nhiều anh chị có hỏi NgonShop rằng, mật ong được lấy từ ong nuôi trong rừng, để ong tự tìm hoa trong rừng để ăn và cho mật thì có gọi là mật ong rừng không? Làm thế nào để phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi? Nhận được quá nhiều câu hỏi giống nhau nên hôm nay NgonShop dành thời gian viết một bài định nghĩa chính xác về mật ong rừng và cách phân biệt mật ong rừng chuẩn 100%.
Mật ong rừng là gì?
Mật ong rừng là mật ong được tạo bởi những con ong rừng hoang dã, con người không hềcó bất cứ tác động nào đến quá trình sinh sống và tạo mật của ong. Mật ong được cho bởi những con ong này mới được gọi là mật ong rừng 100%.
Loại mật ong như mọi người có hỏi ở trên, mặc dù nó được con người di chuyển vào rừng để hút mật hoa rừng sinh sống và tạo mật. Tuy nhiên, về nguồn gốc thì dù sao cũng vẫn là ong nuôi, có bàn tay con người can thiệp vào quá trình sinh sống cho nên mật ong được chúng tạo ra vẫn được gọi là mật ong nuôi.
Dưới đây là ĐIỂM KHÁC BIỆT giữa MẬT ONG RỪNG và MẬT ONG NUÔI
ĐẶC ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA MẬT ONG RỪNG VÀ MẬT ONG NUÔI | ||
Đặc điểm | Mật Ong Rừng | Mật Ong Nuôi |
Thời gian khai thác | Từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm | Khai thác nhiều đợt trong năm |
Đặc điểm ong | Ong tự nhiên, hoang dã | Ong được người nuôi cho ăn |
Loại phấn hoa | Mật làm từ nhiều loại hoa rừng, không đếm được | Mật được làm từ loại hoa gần địa điểm ong được nuôi: hoa nhãn, hoa cà phê, ... |
Màu mật ong | - Vàng nhạt vào đầu mua - Sậm vào giữa mùa - Càng cuối mùa mật càng đen | Tùy vào phấn hoa mà mật có màu sắc khác nhau |
Độ đặc | Thường loãng, tùy thuộc vào thời gian khai thác | Đặc hoặc loãng tùy thuộc vào từng loại hoa |
Mùi & vị | - Đặc biệt thơm - Có vị ngọt, khé cổ đặc trưng của mật ong rừng | - Hầu như không thơm - Ngọt khác mật ong rừng |
Mật tạo khí (Gas) | Tạo gas dữ dội, đặc biệt thời tiết nóng | Tạo gas ít hơn mật ong rừng. Độ mạnh hay nhẹ tùy thuộc vào từng loại hoa |
Cho ăn Đường & Thuốc | KHÔNG | - Vào thời điểm không có hoa, phải cho ăn đường để ong sống. - Ong nuôi phải dùng thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng cho ong |
Bị đóng đường (Kết tinh) | Mật ong rừng thường bị đóng đường nếu để lâu | Mật ong nuôi cũng xảy ra hiện tượng kết tinh nếu không bị xử lý hóa học |
Đấy là những kiến thức về lý thuyết, còn cách kiểm tra thực tế thì sao? Chúng ta cùng phân tích những cách nhận biết mật ong rừng và mật ong nuôi được mọi người rỉ tai nhau xem thế nào nhé.
1. Phân biệt Mật Ong Rừng với Mật Ong Nuôi bằng giấy ăn
Đây là cách thử thông dụng nhất được nhiều người nhắc đến khi thử mật ong rừng xịn và mật ong giả. Người ta truyền nhau rằng: mật ong rừng thì không tan trên giấy, còn mật ong không nguyên chất thì sẽ bị tan trên giấy. Nhưng kết quả thử nghiệm thực tế cho thấy cách này không chính xác. Xem ảnh dưới đây :
Tại sao cách này không chính xác?
Theo phân tích thành phần mật ong, trong mật ong bình thường có chứa tới 17.2% là nước. (Xem nguồn tài liệu wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_ong). Mà các bạn cũng biết đấy, nước mà rơi vào giấy thì dĩ nhiên sẽ loang ra trên giấy phải không nào? Thế thì mật nào mà trả loang, làm sao mà thử cách này được cơ chứ.
2. Phân biệt MẬT ONG RỪNG với MẬT ONG NUÔI bằng nước lọc
Đây là cách phổ biến thứ 2 mà mọi người hay áp dụng. Cách nhận biết mật ong rừng mà mật ong nuôi của người ta như sau: giỏ 1 giọt mật vào trong nước, quan sát giọt mật ong đó. Nếu giọt mật tan trong nước thì là mật ong giả, còn giọt mật tròn vo trong nước thì là mật ong rừng.
Cách này có chính xác không?
Mật ong là một chất lỏng, trong đó có chứa 17.2% là nước. Do đó, mật ong cơ bản là sẽ tan trong nước, nhưng tùy vào loại mật có độ đậm đặc khác nhau mà thời gian tan trong nước xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn.
3. Phân biệt MẬT ONG RỪNG với MẬT ONG NUÔI bằng cọng hành
Cách này cũng được rất nhiều người áp dụng vào thử nghiệm. Họ nói rằng, khi nhúng cọng hành vào mật ong thì mật ong rừng sẽ làm cho cọng hành héo nhanh hơn mật ong nuôi.
Cách này có đúng không?
Lại sai nữa rồi. Mật ong có VỊ NÓNG, trong đông y thì mật ong có TÍNH HÀN. Mà là hành thì lại mềm, nên thả cọng hành vào mật ong thì dĩ nhiên mật ong nào cũng sẽ làm cho cọng hành bị héo rồi. Tuy nhiên, độ héo của lá hành lại phụ thuộc vào độ đậm và ngọt của mật ong.
4. Phân biệt MẬT ONG RỪNG với MẬT ONG NƯỚC bằng kiến
Cách này thực sự vô lý ngay từ những lý thuyết cơ bản rồi. Mật ong có mùi thơm, vị ngọt, mà kiến nào cũng đều thích ngọt nên mật ong nào mà kiến lại không bu đầy đâu chứ. Các bạn hãy xem hình ảnh kiểm chứng cách thử nghiệm này nhé:
5. MẬT ONG RỪNG không bị đóng đường, MẬT ONG NUÔI thì có
Cách này chưa chuẩn: đóng đường (kết tinh) là hiện tượng phản ứng hóa học tự nhiên của mật ong! Hầu hết mật ong rừng và mật ong nuôi đều bị đóng đường (kết tinh) khi để lâu, đặc biệt là kết tinh rất nhanh khi bảo quản trong môi trường lạnh!
Vừa đúng vừa sai được thể hiện trong trường hợp:
Mật ong rừng được thu hoặc vào cuối mùa thì mật rất đặc, màu đen, mùi vị thơm hắc thì hầu như KHÔNG ĐÓNG ĐƯỜNG. Còn mật ong nuôi riêng đối với Mật hoa Nhãn & hoa Cà Phê rất khó, thậm chí có thể nói là KHÔNG ĐÓNG ĐƯỜNG.
6. Phân biệt MẬT ONG RỪNG với MẬT ONG NUÔI bằng màu sắc và độ đặc loãng
Cách này không áp dụng được vì mật ong rừng có màu sắc, độ đặc loãng tùy thuộc vào thời điểm khai thác mật. Màu sắc mật ong nuôi cũng có nhiều màu, độ đặc loãng tùy thuộc vào loại hoa.
Bên trên là 6 phương pháp được mọi người truyền tai nhau, tuy nhiên hầu hết chúng đều chưa cho độ chính xác cao. Vậy phương pháp nào để chúng ta phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi? Hãy cùng đến với phương pháp phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi cuối cùng này xem thế nào nhé.
7. Phân biệt MẬT ONG RỪNG với MẬT ONG NUÔI chuẩn 100%
a> MỨC ĐỘ TẠO GAS & BỌT CỦA MẬT
=> Mật Ong Nuôi có loại tạo nhiều khí Gas & Bọt, có loại tạo ít, nhưng đa phần là ít hơn rất nhiều so với Mật Ong Rừng.
=> Tuy nhiên, mật ong rừng cuối mùa, (Tầm cuối tháng 5 đến tháng 6 Dương Lịch) thường là khi ong đã ăn gần hết mật trong tổ, chỉ còn sót lại 1 ít, mật có màu đen sậm, mùi hắc thì tạo gas rất ít.
Mật ong rừng thông thường sẽ có 1 lớp váng phấn hóa bám lên miệng chai/bình (thông thường chứ không phải 100%)
b> DÙNG KHỨU GIÁC & VỊ GIÁC
+ KHỨU GIÁC: Mật Ong Rừng phải có mùi thơm, rất thơm, cộng thêm mùi hơi ngái & nồng!
+ VỊ GIÁC: Mật Ong Rừng cực kì khé cổ khi nếm thử – Có vị ngọt khác biệt.
Chỉ còn cách nhận biết bằng kinh nghiệm này thôi anh chị ạ. Nếu anh chị muốn mua mật ong rừng xin nguyên nhất 100% thì hãy liên hệ với chúng tôi.
Xem thêm:
Công dụng của quả hồ đào với bà bầu